Vùng sình lầy 128ha ở TPHCM trước ngày thành công viên 6.400 tỷ đồng

W-thủ thiêm 28.jpg

Theo đồ án quy hoạch, khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) được chia làm 8 khu chức năng. Trong đó, 7 khu sẽ phát triển đô thị, phần còn lại được quy hoạch thành khu lâm viên sinh thái.

W-thủ thiêm 30.jpg

Dự án công viên này có tổng mức đầu tư lên tới 6.400 tỷ đồng, được thực hiện từ năm 2024-2030 theo Quyết định 117/QĐ-BHTĐT về kế hoạch phát triển công viên cây xanh của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị TPHCM (Ban hạ tầng đô thị).

W-thủ thiêm 25.jpg

Khu lâm viên nằm bên bờ sông Sài Gòn, là khu vực ngập nước tự nhiên, tiếp nhận nước từ phía thượng nguồn và nước thủy triều từ biển vào. Đây từng được xem như một vùng sình lầy rộng lớn. Chức năng chính của khu vực này dành cho mục đích bảo vệ môi trường và thoát nước, giữ gìn hệ sinh thái rừng ngập nước tự nhiên ngay tại trung tâm TPHCM. 

W-thủ thiêm 33.jpg

Đi xuyên qua khu vực này là 1 trong 4 tuyến đường chính của khu đô thị Thủ Thiêm. Tuyến đường dài 2,5km, được xây dựng theo thiết kế cầu cạn. Nhìn từ trên cao, đường đẹp mát mắt với thảm thực vật bao quanh. Hệ thực vật ở đây đa dạng, từ cây như thân gỗ, dây leo đến các loại cây bụi, dừa nước, lau sậy…

W-thủ thiêm 3.jpg

Người dân thường tới đây để tập thể dục mỗi khi chiều xuống.

W-thủ thiêm 19.jpg

Tổng diện tích quy hoạch của dự án là 128ha. Khi hoàn thiện, đây sẽ là công viên rộng thứ 3 thành phố (sau công viên Sài Gòn Safari rộng 485ha và công viên quận 12 rộng 150ha) và rộng gấp 7,5 lần Thảo Cầm Viên.

W-thủ thiêm 14.jpg

Theo quy hoạch, khu vực cây xanh sẽ được trồng các loại cây bản địa, có khả năng chống chịu môi trường đô thị. Ngoài ra, ở đây còn xây dựng một khu rừng nhân tạo, tạo môi trường sống cho động vật hoang dã. 

Nằm len lỏi giữa khu lâm viên hiện vẫn còn một số trụ sở cơ quan đang hoạt động như UBND phường An Lợi Đông, trụ sở thủy đội, vườn lâm viên…

W-thủ thiêm 15.jpg

Hiện diện tích công viên tại TPHCM chỉ có hơn 500ha, tương ứng khoảng 0,55m2/người, thấp hơn rất nhiều so với tiêu chuẩn cây xanh đô thị là 15m2/người.

Do đó, dự án khu lâm viên này không chỉ mang lại giá trị về môi trường, kinh tế mà còn tạo ra một điểm nhấn quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của TPHCM.

Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, dù quy chuẩn quy hoạch đô thị hiện nay yêu cầu diện tích đất trồng cây xanh tối thiểu phải đạt từ 4-7m2/người, nhưng tỷ lệ thực tế chỉ đáp ứng một phần.

Đặc biệt, các đô thị lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng đang rất “khát” không gian xanh. Trong đó, TPHCM có tỷ lệ đất trồng cây xanh công cộng chỉ đạt 0,55m2/người, Hà Nội 2,06m2/người, Đà Nẵng 2,4m2/người và Hải Phòng khoảng 3,41m2/người.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *