Ve sầu thành cơn sốt, ‘chu du’ từ nhà hàng hạng sang tới bàn nhậu vỉa hè

Ve sầu là món ăn phổ biến ở một số vùng của Trung Quốc như Chiết Giang, Hà Bắc, Hà Nam và Sơn Đông. Tại Chiết Giang, một người bán hàng cho biết giai đoạn cao điểm bà bán được cả tạ ve sầu, thu về hơn 10.000 Nhân dân tệ (gần 35 triệu đồng).

23521352135rdfcgsdf.jpg
Một chủ cung cấp ve sầu cho các nhà hàng ở Trung Quốc. Ảnh: Weibo

Món ăn được thực khách ưa chuộng nhất là “ấu trùng ve sầu chiên vàng”. Nhiều người cho rằng, chế biến kiểu này khiến ve sầu có vị như thịt. Một số vùng thích ăn ve sầu trưởng thành, được chế biến sau khi bỏ đầu và cánh.

“Những ngày còn thơ ấu, việc có ve sầu ăn với tôi chính là báo hiệu mùa hè thực sự đã đến rồi”, một người nói.

ezgif.com webp to jpg converter.jpg
Ve sầu được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ảnh: Weibo

Vỏ ve sầu rất giàu protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác. Nhiều người tin rằng loài côn trùng này có khả năng chữa bệnh, đặc biệt hiệu quả trong việc điều trị ho.

Tuy nhiên, giới chức y tế Trung Quốc cho biết ve sầu chứa lượng lớn protein dị tính, dễ gây dị ứng và không khuyến khích người mẫn cảm ăn ve sầu.

Ủy ban Y tế Hàng Châu năm 2023 khuyến nghị những người có cơ địa dị ứng, người mắc bệnh thận, bệnh gout và gan không nên ăn ve sầu, trong khi người bình thường không nên ăn quá 5-8 con mỗi ngày.

“Đầu, cánh và chân ve phải được loại bỏ trước khi chiên để loại bỏ vi khuẩn và vi sinh vật. Chỉ nên ăn những con còn tươi”, Fang Haitao, bác sĩ thần kinh tại Bệnh viện Trung ương Thiệu Hưng ở Chiết Giang cho biết.

2d938efb a1d6 4dcc 9534 d67f0be94f04_7043484c.jpg
Ve sầu trở thành món ăn gây sốt ở Trung Quốc mỗi dịp hè về. Ảnh: SCMP/Douyin/Baidu

Vào những đêm đầu hè, ve sầu con bò ra khỏi đất đến bờ sông và bãi cỏ gần cây để lột xác, nên rất dễ bắt.

Theo trang Dushikuaibao, những người săn ve sầu thường mang theo đèn và dùng những cây sào tre dài hơn 2m để hất ve sầu khỏi cây và sử dụng keo dính để bắt những con ve sầu trưởng thành đang bay.

Ve sầu trưởng thành chỉ sống được vài tuần.

Chen Xuexin, cựu Giám đốc Viện Khoa học Côn trùng tại Đại học Chiết Giang, giải thích với Dawan News rằng: “Bắt ve sầu ở mức độ vừa phải có thể có lợi cho sự phát triển của thảm thực vật”.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *