1. Tinh hoàn cá là đặc sản nước nào?


  • A. Nhật Bản

  • B. Hàn Quốc

  • C. Trung Quốc


Chính xác

Trong tiếng Nhật, “Shirako” là tên gọi chung của món ăn được chế biến với nguyên liệu chính là tinh hoàn của cá biển đực. 

Món Shirako chủ yếu được khai thác từ cá nóc hoặc cá tuyết vào mùa đông từ tháng 1 đến tháng 3. Tại “xứ sở hoa anh đào”, thực khách có thể gọi món ăn này tại bất cứ nhà hàng sushi nào.

Người Nhật chuộng tinh hoàn cá, vì cho rằng chúng có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt với nam giới. Bởi vậy, món đặc sản đắt đỏ này còn được ví von như “thần dược”, rất được lòng cánh mày râu.

2. Nhật Bản hiện có bao nhiêu bảo tàng mì?


Chính xác

Theo Asocial Nomad, du khách tới Nhật Bản hiện nay có thể ghé thăm 3 bảo tàng mì. 

Thành lập vào tháng 3/1994, bảo tàng Shin-Yokohama ở Kanagawa được coi là “tổ hợp giải trí ăn uống chuyên về mì đầu tiên trên thế giới”. 

Hai bảo tàng mì ăn liền còn lại là bảo tàng mì Yokohama và bảo tàng mì ăn liền Osaka đều được thành lập bởi công ty Nissin Foods để vinh danh Andō Momofuku – người sáng lập công ty, cũng là “cha đẻ” của mì ăn liền.

3. Loại mì nào không có nguồn gốc từ Nhật Bản?


Chính xác

Theo các thông tin trong bảo tàng Shin-Yokohama, ramen được làm từ bột mì kèm nước súp có nguồn gốc Trung Quốc, du nhập vào Nhật Bản từ năm 1859. Ramen phổ biến khắp nước Nhật từ thời Minh Trị (1868 – 1912). Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quầy ramen giá rẻ trở nên phổ biến và người dân Nhật Bản có nhiều biến tấu ramen hơn. Ngày nay, du khách có thể lựa chọn miso ramen, shoyu ramen, shiro ramen, tonkotsu ramen… 

4. Đâu là hòn đảo “thỏ nhiều hơn người” ở Nhật Bản?


  • A. Đảo Okunoshima

  • B. Đảo Hokkaido

  • C. Đảo Ogasawara


Chính xác

Okunoshima là một hòn đảo nhỏ thuộc thành phố Takehara, tỉnh Hiroshima. Hiện có khoảng 300 con thỏ sinh sống hoang dã ở đây, nên đảo còn được gọi là Usagi Jami (Đảo Thỏ).

Lý do hòn đảo luôn duy trì được số lượng thỏ lớn như vậy vẫn còn là một điều bí ẩn. Có một giả thuyết cho rằng, vào năm 1971, một nhóm học sinh trong chuyến đi cùng trường tới đây và đem theo vài con thỏ. Dần dần, số thỏ tăng dần và lan ra sống khắp đảo, thậm chí còn nhiều hơn cả số lượng người dân sinh sống ở Okunoshima.

5. Thang cuốn đứng ngắn nhất thế giới ở Nhật Bản có mấy bậc?


Chính xác

Nằm ở tầng hầm trung tâm bách hóa More’s Department Store, thành phố Kawasaki là thang cuốn nhỏ có tên Puchicalator. Thang có 5 bậc, liên tục chạy để đưa khách xuống một tầng lửng.

Puchicalator được Guinness công nhận là “Thang cuốn đứng ngắn nhất thế giới” năm 1989. Lý do ra đời của chiếc thang này đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Nhiều người coi đây là một sự lãng phí về quy hoạch, tài nguyên khi sự tồn tại của Puchicalator tạo ra độ tiện lợi không đáng kể.