Thả tim ảnh, nhắn tin riêng với đồng nghiệp có phải ngoại tình?

Microcheating
(ngoại tình âm thầm) là khái niệm chỉ những hành vi chưa đến mức ngoại tình rõ
ràng nhưng có thể là dấu hiệu một người sắp vượt khỏi ranh giới của một mối
quan hệ tình cảm.

Chuyên gia
William Schroeder, giám đốc trung tâm tư vấn tâm lý Just Mind Counseling (Mỹ) cho
biết, mặc dù việc mở rộng ranh giới về những gì được phép trong một mối quan hệ
không phải là một khái niệm mới, nhưng vấn đề này đã trở nên phổ biến hơn khi
hình thức làm việc từ xa ngày càng phổ biến.

Khái niệm “microcheating”
do nhà tâm lý học người Australia Melanie Schilling đưa ra, mô tả những hành động
như trò chuyện riêng trên mạng xã hội, chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân với người
khác, cố ý ăn mặc đẹp hơn khi gặp ai đó, hay duy trì một kiểu tương tác đặc biệt với đồng nghiệp.

Ảnh minh họa: Thirdman/Pexels.

Tiến sĩ tâm
lý Abby Medcalf (Mỹ) cho rằng “imcrocheating” chủ yếu diễn ra qua tin nhắn mạng
xã hội.

Bà cho biết,
khi các chuẩn mực về mối quan hệ ngày càng cởi mở, những hành vi như “thả
tim” hay bình luận ảnh có vẻ vô hại. Tuy nhiên, cảm giác bất an của người
trong cuộc là điều cần được tôn trọng. “Không có đúng – sai tuyệt đối
trong tình cảm, chỉ có sự khác biệt về ranh giới cá nhân”, bà nói.

Vấn đề chỉ
trở nên nghiêm trọng khi những hành động này âm thầm rút bớt thời gian, năng lượng
dành cho mối quan hệ chính. Nếu cảm thấy khó chia sẻ với người yêu hoặc biết họ
sẽ buồn khi phát hiện, có thể bạn đã vượt ranh giới.

Tiến sĩ Abby
cũng khuyên nên kiềm chế ham muốn kiểm tra điện thoại vì đó là dấu hiệu cho thấy
mối quan hệ không được tin tưởng.

“Hãy tự
hỏi: Người ấy đối xử với bạn thế nào? Bạn có cảm thấy mình là ưu tiên
không?”, bà khuyên.

Các cặp đôi nên xử lý thế nào?

Chuyên gia Schroeder
cho biết, mọi mối quan hệ đều có ranh giới có thể được thống nhất rõ ràng hoặc
ngầm hiểu. Trong thời đại số, những “vùng xám” ngày càng nhiều.

Mỗi cá nhân
nên thảo luận sớm về việc có nên xóa ứng dụng hẹn hò khi bắt đầu một mối quan hệ.
Sau đó, cần định nghĩa rõ “độc quyền” nghĩa là gì, chẳng hạn không hẹn
hò người khác, không tiếp tục trò chuyện hay tìm kiếm đối tượng khác trên mạng
xã hội.

Thời điểm tốt
nhất để trò chuyện là trước khi phát sinh vấn đề. Schroeder so sánh: “Khi
bình xăng còn đầy, bạn sẽ không nghĩ đến việc phải đổ thêm”.

Một dấu hiệu
cảnh báo khác là sự thay đổi trong hành vi như việc đối phương sử dụng điện thoại
nhiều hơn hoặc trở nên kín đáo bất thường. Thay vì chất vấn, nên bắt đầu bằng sự
quan tâm: “Em thấy anh dùng điện thoại nhiều, điều này khiến em hơi lo. Có
chuyện gì không?”, giúp cuộc trò chuyện dễ dàng hơn.

“Giao tiếp bằng
sự quan tâm có thể giúp hình thành cuộc trò chuyện nhẹ nhàng hơn”,
Schroeder chia sẻ.

Trong nhiều
trường hợp, những hành vi như vậy không xuất phát từ ý định phản bội mà chỉ đơn
giản là mong muốn tìm lại cảm giác hứng khởi của một mối quan hệ mới. Schroeder
cho rằng những “khủng hoảng nhỏ” này đôi khi lại là cơ hội để các cặp đôi hiểu
nhau hơn và xây dựng lại lòng tin.

Theo chuyên
gia tâm lý, khi có cảm xúc đặc biệt dành cho người khác ngoài mối quan hệ hiện
tại, điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với phản bội, nhưng là dấu hiệu nên dừng
lại để tự nhìn nhận. Cảm xúc ấy có thể phản ánh điều gì đó còn thiếu trong mối
quan hệ, có thể là sự quan tâm, sự mới mẻ, hay cảm giác được kết nối.


T. Linh (Theo Independent)  

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *