Sau 65 tuổi, bất kể nam hay nữ, khi đi bộ mà không xuất hiện 4 “mầm bệnh” này thì xin chúc mừng

Các chuyên gia thường nhấn mạnh rằng sức khỏe con người gắn liền với thói quen tập thể dục đều đặn. Việc thiếu vận động không chỉ làm tăng nguy cơ mất kiểm soát đường huyết và huyết áp, mà còn ảnh hưởng xấu đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Hơn nữa, hệ miễn dịch cũng suy yếu đáng kể. Trong dài hạn, các khớp xương có thể trở nên suy giảm chức năng, gây cứng khớp và teo cơ.

Tuy nhiên, nếu việc đi bộ – vốn được công nhận là một hình thức tập thể dục đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả – cũng dẫn tới 4 vấn đề sau đây, cần cảnh giác để theo dõi và đi khám, chữa bệnh kịp thời. Ngược lại, nếu bạn không có dấu hiệu nào sau đây thì chứng tỏ bạn vẫn có sức khỏe tốt và đáng được chúc mừng.

Đau tức ngực và khó thở

Một số người chỉ sau vài bước đi bộ đã cảm thấy đau và tức ngực. Khi cố gắng tiếp tục, cơn khó chịu có thể trở nên nghiêm trọng đến mức họ buộc phải dừng lại để nghỉ ngơi. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về bệnh tim mạch vành.

Bệnh này xảy ra khi các nhánh động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn do sự tích tụ của mảng bám trên thành mạch máu. Bình thường, các động mạch mềm mại và linh hoạt, nhưng qua thời gian, chúng trở nên hẹp và cứng hơn do cholesterol và các chất khác bám vào, gây nên tình trạng xơ vữa động mạch.

Khi bệnh tiến triển, dòng máu lưu thông qua động mạch bị cản trở, khiến cơ tim không nhận đủ lượng máu và oxy cần thiết. Điều này có thể dẫn đến cơn đau thắt ngực hoặc nguy cơ nhồi máu cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Sau 65 tuổi, bất kể nam hay nữ, khi đi bộ mà không xuất hiện 4 “mầm bệnh” này thì xin chúc mừng- Ảnh 1.

Chóng mặt và đau đầu khi đi bộ

Đi bộ là một hình thức tập thể dục nhịp điệu, giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và thúc đẩy quá trình trao đổi oxy. Thông thường, hoạt động này không gây ra cảm giác chóng mặt hay đau đầu.

Nếu bạn cảm thấy chao đảo hoặc mất thăng bằng khi bước đi, có khả năng hệ thần kinh trung ương đang bị tổn thương. Trong sinh hoạt hàng ngày, cần chú ý đến chế độ ăn uống, tránh thực phẩm nhiều dầu mỡ. Tiểu não, bộ phận giúp giữ thăng bằng cơ thể, khi gặp vấn đề sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển và gây ra những cử động bất thường.

Nếu thường xuyên cảm thấy chóng mặt nghiêm trọng, đi kèm những cơn đau đầu khi đi bộ, đó có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cụ thể, hiện tượng này cũng có thể liên quan đến bệnh mạch máu não, trong đó chóng mặt có thể là dấu hiệu sớm của đột quỵ.

Các khớp xương đau như bị kim châm

Khi đi lại, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường ở khớp, đó có thể là dấu hiệu cần được cảnh giác. Một số người có thể cảm thấy đau đột ngột ở khớp gối, gặp rối loạn vận động, hoặc đau dữ dội ở vùng thắt lưng và chân, gây cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Sau 65 tuổi, bất kể nam hay nữ, khi đi bộ mà không xuất hiện 4 “mầm bệnh” này thì xin chúc mừng- Ảnh 2.

Nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương và thoái hóa khớp gia tăng theo tuổi tác, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Các yếu tố này đều có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Một số bộ phận run rẩy mất kiểm soát

Run rẩy là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh Parkinson. Tình trạng này thường xuất hiện ở các bộ phận như cổ tay, ngón tay, bàn tay, hoặc bàn chân. Đối với một số bệnh nhân, run rẩy có thể lan đến các vùng khác như môi, lưỡi và cằm.

Nếu bạn cảm thấy cơ thể bị run khi đi bộ, đừng coi thường mà hãy đi khám để kiểm tra kịp thời. Sự thoái hóa thần kinh nếu không được kiểm soát sớm có thể tiến triển nặng, khiến người bệnh gặp khó khăn ngay cả khi đang nghỉ ngơi, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày. Việc phát hiện và điều trị sớm là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh Parkinson.

Cách đi bộ hiệu quả cho người cao tuổi: Những lưu ý quan trọng

Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn

Người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu tập đi bộ để xác định mức độ vận động phù hợp. Điều này đặc biệt quan trọng vì nhiều người lớn tuổi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, xương khớp hoặc các vấn đề về hô hấp. Tập luyện sai cách, quá sức hoặc với cường độ cao trong thời gian dài có thể dẫn đến chấn thương hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

Ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng, người cao tuổi vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tham gia bất kỳ hoạt động thể chất nào. Việc kiểm tra sức khỏe tổng quát cũng là cách tốt để đảm bảo an toàn trước khi chọn một môn thể thao hoặc hình thức vận động phù hợp.

Lắng nghe cơ thể khi tập luyện

Dù đi bộ có thể trở thành thói quen hàng ngày, người cao tuổi vẫn cần lắng nghe cơ thể mình. Tốc độ đi bộ lý tưởng là khi bạn cảm thấy hơi mệt nhưng vẫn có thể trò chuyện bình thường. Nếu cảm thấy khó thở, đau hoặc có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong khi tập luyện, cần dừng lại và hỏi lại ý kiến bác sĩ ngay lập tức.

Sau 65 tuổi, bất kể nam hay nữ, khi đi bộ mà không xuất hiện 4 “mầm bệnh” này thì xin chúc mừng- Ảnh 3.

Thời gian đi bộ ổn định và không quá dài

Theo khuyến cáo từ Australia về hoạt động thể chất, người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên nên dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể lực với cường độ vừa phải. Trước khi bắt đầu, người cao tuổi cần khởi động kỹ và thực hiện các bài giãn cơ trước và sau khi đi bộ.

Người cao tuổi có thể chọn cách đi bộ với tốc độ ổn định trong thời gian dài hoặc chia thành các quãng ngắn, kết hợp với đi nhanh, đi lên dốc hoặc cầu thang để tăng cường sức khỏe. Những hoạt động này đều giúp cải thiện thể lực và duy trì sức khỏe tốt.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *