Mưa lớn kéo dài tối 21/9 khiến đèo Bảo Lộc, qua xã Đại Lào, TP Bảo Lộc, bị sạt lở. Nhiều đất đá, gốc cây phía taluy tràn xuống chiếm hơn 1,5m mặt đường, hướng Đà Lạt đi TPHCM, gây nguy hiểm cho xe cộ qua lại. May mắn, sự cố không có thương vong về người.
Sau khi nhận tin báo, Trạm CSGT Mađaguôi thuộc Phòng CSGT, Công an tỉnh Lâm Đồng cùng chính quyền địa phương điều tiết, phân luồng giao thông. Các đơn vị liên quan phối hợp với Khu quản lý đường bộ IV.1 đặt biển cảnh báo, khắc phục điểm sạt lở.
Cơ quan chức năng cảnh báo, hiện đèo Bảo Lộc liên tục có mưa lớn, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sạt lở.
Đèo Bảo Lộc dài khoảng 10km, nằm trên quốc lộ 20, nối tỉnh Lâm Đồng với TPHCM, Đồng Nai. Tuyến đèo thường xảy ra sạt lở khi vào mùa mưa. Trước đó, vào tháng 7/2023, sạt lở xảy ra trên tuyến đèo này khiến trạm CSGT Cảnh sát giao thông bị vùi lấp, 3 chiến sĩ cảnh sát cùng 1 người dân tử vong.
Hồi tháng 3, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản đề nghị Cục Đường bộ Việt Nam sớm triển khai đầu tư, xử lý các điểm sạt lở trên Quốc lộ 20 và đèo Bảo Lộc để đảm bảo an toàn cho các phương tiện di chuyển qua tuyến đèo trong mùa mưa.
Hạn chế xe qua đèo Bảo Lộc để khoan địa chất, xử lý các điểm sạt lở
Từ ngày 20-30/8, các xe sẽ bị hạn chế qua đèo Bảo Lộc ở Lâm Đồng theo khung giờ để đơn vị chuyên môn khoan địa chất, xử lý các điểm sạt lở.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến đèo Bảo Lộc chỉ đạo công tác cứu nạn
Sáng 31/7, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến kiểm tra hiện trường, nghe báo cáo và chỉ đạo công tác cứu nạn cứu hộ nạn nhân mất tích trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc.
Các chuyên gia hiến kế để Lâm Đồng xử lý sạt lở
Các chuyên gia cho rằng Lâm Đồng có địa hình đồi núi, nền đất yếu, nên địa phương cần kiểm tra, rà soát để chủ động tìm nguyên nhân xử lý trong các tình huống tránh sạt lở xảy ra.