Người bệnh tiểu đường ăn cà tím có tốt không?
Cà tím là món ăn quen thuộc của người Việt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thịt quả cà tím có chứa nhiều vitamin và khoáng tố vi lượng như A, B1, b2, Fe, Zn, Ca… đặc biệt, quả cà tím rất giàu chất xơ nên rất tốt cho việc kiểm soát đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường.
Chất xơ trong cà tím sẽ giúp ngăn cản sự hấp thu nhanh chóng của carbohydrate, từ đó giúp ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, những khoáng chất và dinh dưỡng trong cà tím cũng rất hữu ích trong việc điều chỉnh hoạt động của glucose và insulin trong cơ thể, giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường.
Bên cạnh đó, cà tím có chỉ số đường huyết khá thấp GI=15, với giá trị chỉ số này thì tốc độ thay đổi lượng đường trong máu sau bữa n sẽ không tăng đột biến, giúp duy trì mức đường huyết ổn định sau ăn.
Người tiểu đường ăn cà tím thường xuyên còn giúp giảm bớt lượng cholesterol, giúp ổn định huyết áp và giảm căng thẳng, tăng cường sự dẻo dai của các mạch máu, từ đó giúp duy trì trái tim khỏe mạnh..
Lợi ích tuyệt vời của cá tím với sức khỏe người bệnh tiểu đường
Giúp giảm viêm, kháng viêm
Sắc tố màu tím trong cà tím được xem là giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác nhân gây hại, kháng viêm, giảm viêm và hạn chế được nhiều bệnh lý khác nhau. Ngoài ra, chất chống oxy hóa trong cà tím cũng giúp ngăn ngừa các khối u như nightshade soda, salonine,…
Ổn định lượng đường
Cà tím giúp ổn định lượng đường, bằng lợi ích này, bạn có thể thêm cà tím vào bữa ăn của mình. Ước tính chỉ số đường huyết của cà tím nằm trong khoảng từ 15 đến 30. (Theo các chuyên gia, các thực phẩm dưới chỉ số 55 giúp ổn định đường huyết). Hàm lượng chất xơ của cà tím cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường của bạn.
Thúc đẩy giảm cân
Chất xơ trong cà tím không chỉ tốt cho lượng đường mà còn thúc đẩy giảm cân. Ăn nhiều chất xơ giúp bạn no lâu hơn, giảm thiểu cảm giác thèm ăn.
Thêm vào đó, cà tím lại rất ít calo. 1 quả cà tím chỉ chứa 20 cals. Do đó, nếu bạn muốn giảm cân, hãy bổ sung cà tím vào thực đơn, đặc biệt là các món salad, món cà r.
Giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Quả cà tím có tác dụng chống tăng huyết áp, chống tiểu đường và thúc đẩy giảm cân, do đó cà tím có thể hữu ích trong việc điều trị hội chứng chuyển hóa. Hãy thưởng thức cà tím thường xuyên để giảm nguy cơ mắc hội chứng này.
3 nhóm người nên hạn chế ăn cà tím
Người có chức năng tiêu hóa kém
Theo đông y, cà tím mang tính hàn, vì vậy những người bụng yếu nên hạn chế sử dụng, để tránh bị đau bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, phần vỏ cà khá khó tiêu nên những người đang có vấn đề về tiêu hóa cũng không nên dùng.
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận
Cà tím chứa lượng axit oxalate cao nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận hoặc làm nghiêm trọng thêm tình trạng hen suyễn.
Người bị thiếu máu
Các hợp chất anthocyanin trong cà sẽ ức chế hoạt động của các ion sắt và gây cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể. Đồng thời, các ion khác như kẽm và đồng cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Vì vậy, nên ăn một lượng vừa phải và những người bị thiếu máu nên hạn chế ăn vỏ cà tím.
Người bệnh tiểu đường ăn cà tím cần biết điều này
Không ăn quá nhiều
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái cây nào khác (nồng độ 0,01mg/100g). Để tránh bị ngộ độc bạn chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g.
Không đun ở nhiệt độ cao
Vì là một loại trái cây nên khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy hãy sơ chế cà tím đúng cách và chế biến cà tím ở nhiệt độ vừa phải.
Không ăn sống
Hợp chất solanine có trong cà tím tuy có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng nó cũng gây kích ứng mạnh mẽ trung tâm hô hấp, có thể gây mê và ngộ độc. Vì vậy để giảm chất này, khi chế biến bạn cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine và tuyệt đối không ăn cà tím sống.