Loại quả ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần tránh điều này khi ăn để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn hồng giòn có làm tăng đường huyết không?

Mùa hồng chín rộ bắt đầu thường từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Hồng giòn ngon nhất là vào giữa mùa, trái vừa giòn và vừa ngọt thơm đậm đà. 

Theo nghiên cứu, một quả hồng giòn có thể bao gồm 70 calo. Trong hồng có chứa 80% nước và 18.6% carbohydrate. Bên cạnh đó, hồng giòn có nguồn chất xơ dồi dào. Một quả hồng có thể chứa lượng chất xơ tương đương với 1/5 lượng chất xơ được khuyến cáo. 

Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Trong quả hồng giòn cũng có nhiều vitamin B6, giúp hình thành tế bào máu, điều chỉnh lượng đường trong máu và đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch.

Hồng có chỉ số đường huyết là 70, thuộc mức đường huyết trung bình. Do đó, người bệnh tiểu đường khi muốn ăn loại quả này cần ăn một cách có chừng mực. Khi ăn phải chú ý kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên nhằm hạ đường huyết như mong muốn.

Người bệnh tiểu đường ăn hồng thế nào cho đúng cách?

Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nhân bị tiểu đường nên thận trọng khi ăn hồng. Vì trái hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu. 

Vì vậy, nếu ăn hồng, bạn cần cân nhắc đến việc giảm ăn các loại thực phẩm có chứa đường khác trong ngày, để đảm bảo đường huyết của bạn được ổn định.

Ngoài ra, người bệnh tiểu đường nên ăn quả hồng tươi và chín đỏ đậm, nên hạn chế ăn loại hồng giòn nhiều đường. Khi ăn cần chú ý gọt vỏ hồng sạch sẽ trước khi ăn để tránh tác hại của loại chất hóa học có trong hồng.

Người bệnh tiểu đường mắc các bệnh sau nên hạn chế ăn hồng

Loại quả ngọt thơm đang ngon rẻ nhất chợ, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để ổn định đường huyết - Ảnh 4.

Ảnh minh họa

– Trái hồng không phù hợp cho người bị thiếu máu thiếu sắt, do trái hồng chứa nhiều tanin sẽ kết hợp với sắt tạo thành kết tủa, dẫn đến cản trở sự hấp thu sắt trong thức ăn. Ngoài ra, cũng không nên ăn trái hồng khi đang uống thuốc bổ sung sắt.

– Do hồng có chứa nhiều tanin và chất xơ nên những người có bệnh viêm loét dạ dày thường sẽ cảm thấy khó chịu, đầy bụng, khó tiêu sau khi sử dụng. Vì thế, người mắc bệnh viêm loét dạ dày nên hạn chế ăn hồng.

– Theo Đông Y, hồng tươi có tính hơi hàn, có thể làm hạ huyết áp, không nên dùng cho người suy kiệt, huyết áp thấp, mệt mỏi kinh niên, phụ nữ mới sinh.

Lưu ý: Không ăn hồng lúc bụng đói, vì dưới tác động của axit dạ dày, tanin dễ bị kết tủa tạo phức. Thời điểm ăn hồng tốt nhất là sau khi ăn cơm, hoặc lúc bụng no.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *