1. Hà Nội hiện có bao nhiêu quán phở?


  • A. Gần 500 quán

  • B. Gần 600 quán

  • C. Gần 700 quán


Chính xác

Theo hồ sơ của Hà Nội gửi cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tính tới hết năm 2023, Hà Nội có gần 700 quán phở. 

2. Bên cạnh Hà Nội, món phở ở địa phương nào được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia?


  • A. Nam Định

  • B. Hải Phòng

  • C. Sài Gòn


Chính xác

Ngày 9/8, phở Nam Định, mì Quảng và phở Hà Nội đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, lần lượt theo các quyết định số 2326, 2327 và 2328/QĐ-BVHTTDL.

Các món ăn trên được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình tri thức dân gian, nhờ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí như: Có tính đại diện, thể hiện bản sắc cộng đồng, địa phương; phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ; có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

3. Ngôi làng nào ở Nam Định được nhiều người xem là cái nôi của nghề phở?


  • A. Làng Sa Châu

  • B. Làng Vân Cù

  • C. Làng Kiên Lao


Chính xác

Có nhiều ý kiến cho rằng làng Vân Cù là cái nôi của nghề phở. Theo báo Nam Định, các bậc cao niên trong làng biết nghề nấu phở và làm bánh phở từ đầu thế kỷ 20, khi nhà máy dệt được xây dựng. Người dân đã chế biến phở từ các món ăn quen thuộc như bún xáo, bánh đa để bán ở gần nhà máy, bến tàu, bến cảng, ga xe lửa trong tỉnh. 

Năm 1925, ông Cồ Hữu Vạng là người đầu tiên gánh phở lên kinh thành bán, theo Cổng Thông tin điện tử huyện Nam Trực. Nhiều người dân trong làng sau đó theo ông, cũng ra Hà Nội bán phở gánh, dần dần mang nghề phở đi khắp nơi để sinh cơ lập nghiệp.

4. Dòng họ nào ở Nam Định có đông người theo nghề phở nhất?


  • A. Họ Cồ

  • B. Họ Đoàn

  • C. Họ Chu


Chính xác

Theo ông Trịnh Quang Dũng, từng công tác tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đồng thời là tác giả cuốn sách “Trăm năm phở Việt”, thì họ Cồ ở Nam Định có số người theo nghề phở nhiều nhất.

“Làng Vân Cù có dòng họ Cồ với nhiều người đi bán phở nhất, ước chừng 75% số dân không làm nông nghiệp mà đi bán phở. Dần dần, các dòng họ khác cũng đi làm phở và Hà Nội là nơi phát đạt nhất cho nghề này”, ông Dũng nói trong một buổi phỏng vấn.

5. Loại hải sản nào thường được dùng để nấu nước phở?


  • A. Mực

  • B. Sá sùng

  • C. Hải sâm


Chính xác

Sá sùng, còn được gọi là sâm đất, là một loại hải sản phổ biến ở các vùng biển Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cam Ranh (Khánh Hòa), Cần Giờ (TPHCM)… Sá sùng khô thường được dùng để nấu phở, mang đến hương vị độc đáo cho món ăn này.