Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ LĐ-TB&XH đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện một số nhiệm vụ; giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tranh chấp lao động tập thể, đình công, góp phần ổn định an ninh, trật tự xã hội.

Theo đó, để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ LĐ-TB&XH sẽ hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động đối thoại, thương lượng tập thể ở doanh nghiệp, cấp ngành và nhóm doanh nghiệp để xây dựng môi trường ổn định trong quan hệ lao động.

Đồng thời, đôn đốc theo dõi, cập nhật, đối chiếu, báo cáo về tranh chấp lao động, đình công; đề xuất, hỗ trợ triển khai các biện pháp xử lý vụ việc phát sinh, sớm ổn định tình hình.
 

trục lợi .jpg
Mức lương tối thiểu được điều chỉnh để đảm bảo mức sống cho người lao động. Ảnh minh họa: Hoàng Minh

Giải pháp nữa cũng được Bộ LĐ-TB&XH tính đến là nâng cao hiệu quả hoạt động của các thiết chế giải quyết tranh chấp lao động, đình công (hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động), thúc đẩy giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo đúng quy định.

Về xây dựng chính sách pháp luật, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tiếp tục thực hiện vai trò thành viên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia trong việc xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ trong tương quan với mức lương thị trường, chỉ số giá tiêu dùng.

Từ đó, làm căn cứ để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp; kịp thời thông tin, tuyên truyền chính sách tiền lương của người lao động đối với khu vực doanh nghiệp.

Từ ngày 1/7/2024, Chính phủ đã điều chỉnh mức lương tối thiểu theo tháng tăng 6%, với các mức: Vùng 1 là 4,96 triệu đồng, vùng 2 là 4,41 triệu đồng, vùng 3 là 3,86 triệu đồng, vùng 4 là 3,45 triệu đồng.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *