Chờ cuộc chuyển mình sau sáp nhập

Khi những đối thủ bỗng thành “người nhà”

Việc sáp nhập các tỉnh thành đang tạo nên những thay đổi lớn không chỉ về hành chính mà còn tác động mạnh mẽ đến đời sống bóng đá Việt Nam nói chung hay V-League nói riêng

Sự kiện lịch sử này này dẫn tới việc nhiều đội bóng chuyên nghiệp từng là niềm tự hào của các địa phương riêng biệt, nay về “chung một mái nhà, một hạng đấu” sau ngày 1/7/2025 như CLB Bình Dương và CLB TPHCM, Thép Xanh Nam Định – Ninh Bình, Quảng Nam – SHB Đà Nẵng… 

Chính vì thế, người hâm mộ đang đặt ra nhiều bài toán lẫn câu hỏi cho các CLB về sự định hướng, phát triển sau khi sáp nhập hành chính, đặc biệt đối với các đội bóng đang chơi ở giải hạng Nhất, vốn phần lớn phụ thuộc đến ngân sách địa phương.

hcm_binhduong.jpg
TPHCM (áo đỏ) và Bình Dương (áo trắng) về chung một mái nhà hành chính sau sáp nhập

Nguồn lực ngân sách liệu có đủ sức “gánh” 2 hay thậm chí 3 đội bóng chuyên nghiệp? Và lựa chọn nào đối với các địa phương có nhiều CLB đang chơi ở các hạng đấu chuyên nghiệp Việt Nam thực sự là câu hỏi rất lớn.

Với những gì nhìn thấy, khả năng tới đây với áp lực tài chính có thể sẽ đẩy các nhà quản lý đến lựa chọn dễ dàng nhất: hợp thành một thực thể hoặc tệ hơn là “xóa sổ” những lựa chọn không cần thiết để tập trung nguồn lực cho 1 CLB.

Mất đi một đội bóng không chỉ là mất đi một CLB, mà còn là sự phai nhạt bản sắc của cả một vùng đất, là sự hụt hẫng của hàng vạn người hâm mộ đã quen với việc cuối tuần ra sân cổ vũ cho niềm tự hào địa phương… Nhưng, trong guồng vận động của cả xã hội điều này cũng buộc phải chấp nhận.

Cơ hội vàng để V-League sang trang

Bên cạnh những nỗi lo, thực tế cũng mở ra không ít cơ hội để bóng đá Việt Nam, V-League thực sự chuyển mình mạnh mẽ. Việc xuất hiện nhiều đội bóng cùng địa phương chắc chắn tạo ra các trận derby đầy tính cạnh tranh và hấp dẫn hơn. 

Những trận cầu “nội bộ” địa phương luôn mang tới sức hút đặc biệt, góp phần gia tăng sự quan tâm của khán giả và giới truyền thông, qua đó nâng cao chất lượng chuyên môn của các giải đấu.

quangnam_danang.jpg
Quảng Nam và Đà Nẵng (áo cam) cũng là tương tự để tạo ra những trận derby địa phương mới

Cuộc chuyển mình của bóng đá Việt Nam sau sáp nhập là tất yếu. Nhưng chuyển mình theo hướng đi xuống hay bùng nổ, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tầm nhìn và sự quyết đoán của những người làm bóng đá, ông bầu hay tự thân các CLB.

Hy vọng rằng, những tên tuổi từng ghi dấu ấn lớn trong lòng người hâm mộ không mất đi và thay vào đó, người hâm mộ sẽ được chứng kiến sự ra đời của nhiều trận derby hơn để V-League cũng vì thế mà sang trang đúng 25 năm chuyển từ nghiệp dư lên chuyên nghiệp.

Công Phượng và Bình Phước hụt vé V-League: Tiền không là tất cả

Công Phượng cùng Bình Phước thua tâm phục Đà Nẵng, vẫn chưa thể lên chơi ở V-League, cho thấy trong bóng đá tiền không phải là tất cả.

Bình Phước lỡ vé lên V-League: Nỗi buồn cho Công Phượng

Bình Phước lỡ vé lên chơi ở V-League sau khi thua 0-2 SHB.Đà Nẵng ở trận play-off, với sự mờ nhạt của Công Phượng trong ngày CLB trông cậy vào anh hơn cả.

Bất ngờ mất danh hiệu Vua phá lưới V-League, Tiến Linh nói gì?

Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh bị Ban tổ chức V-League 2024/25 trừ một bàn khiến anh mất danh hiệu Vua phá lưới.


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *