Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng gây ra bởi sự xâm nhập của virus thuộc chủng đường ruột, thường gặp là virus Coxsackie A16 và Enterovirus (EV71). Phần lớn các trường hợp bị tay chân miệng có liên quan đến EV71 sẽ có diễn biến nhanh chóng, nguy cơ gây biến chứng cao.
Bệnh dễ lây lan trực tiếp từ người này sang người khác với triệu chứng đặc trưng là sự xuất hiện của các nốt mụn nước ở vùng miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối và mông nên cần có phương pháp phòng ngừa nhằm tránh lây nhiễm ra cộng đồng.
Phân loại các cấp độ của bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng được phân chia thành 4 cấp độ. Tùy theo triệu chứng và mức độ của bệnh tay chân miệng mà có những dấu hiệu như sau:
Tay chân miệng độ 1
Đây là giai đoạn đầu của bệnh, trẻ thường bị sốt nhẹ, nổi những đốm đỏ trên da, tổn thương da mới chỉ nhẹ hoặc bị loét miệng bề ngoài. Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1 thường sẽ khỏi sau 7-10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn.
Tay chân miệng độ 2
Bệnh tay chân miệng độ 2 sẽ gồm có độ 2a và độ 2b, cụ thể như sau:
Cấp độ 2a: Trẻ sốt cao trên 39°C, kéo dài hơn 2 ngày, hay bị giật mình. Bên cạnh đó, cơ thể trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc, lừ đừ do sốt, đau họng, nôn trớ…
Cấp độ 2b: Một số trẻ sẽ bị giật mình trên 2 lần trong vòng 30 phút, mạch đập nhanh, sốt cao không hạ, ngủ gà… Một số trẻ lại run tay chân, rung giật nhãn cầu, đi lại không vững, hay bị sặc khi nuốt.
Tay chân miệng độ 3
Cấp độ này trẻ sẽ có những dấu hiệu: Huyết áp tăng, mạch đập nhanh có khi trên 170 lần/ phút, thở dốc, thở nhanh, toàn thân lạnh và toát nhiều mồ hôi, rối loạn tri giác.
Tay chân miệng độ 4
Ở cấp độ nặng nhất này, trẻ có thể bị suy hô hấp, tuần hoàn, tím tái toàn thân,… Khi đó, trẻ cần được cấp cứu ngay tại cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời, không ảnh hưởng đến tính mạng.
Những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng trở nặng
Trong quá trình theo dõi trẻ bị tay chân miệng, quan trọng nhất là phụ huynh cần phát hiện kịp thời những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng đang trở nặng để xử trí kịp thời.
Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất ở trẻ là giật mình. Việc giật mình này xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ thì bắt đầu giật nảy mình lên, mở mắt nhìn trở lại, tiếp đó ngủ lại và tiếp tục giật mình. Nếu trong vòng 30 phút mà trẻ giật mình 2 lần trở lên thì chắc chắn sẽ trở nặng, cha mẹ phải cho trẻ đến viện ngay.
Ngoài ra, có một số trẻ sẽ quấy khóc liên tục, dễ bị hoảng hốt, mạch nhanh hoặc trẻ yếu tay, yếu chân; Trẻ nôn ói nhiều, nôn không kèm theo tình trạng tiêu chảy; Trẻ thở khó, thở rít thanh quản… Đây đều là những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ đang trở nặng, phụ huynh phải cho con đến viện ngay.
Dấu hiệu quan trọng thứ ba là khi trẻ có dấu hiệu sốt trên 2 ngày và sốt cao (trẻ sốt cao liên tục trên 39 độ C, dùng thuốc Paracetamol cũng không hạ) thì cha mẹ cũng cần lưu ý điều trị sớm cho trẻ.
Giải pháp giúp hỗ trợ bệnh tay chân miệng nhờ bộ đôi cốm và gel Subạc
Tay chân miệng là bệnh ngoài da hay gặp ở trẻ. Hiện nay, để cải thiện nhanh chóng tình trạng bệnh, ba mẹ nên cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống- ngoài bôi” cốm và gel Subạc.
Nhờ ứng dụng công nghệ nano bạc, gel Subạc giúp kháng khuẩn, kháng virus mạnh mẽ. Sử dụng Subạc giúp làm sạch da, nhanh lành tổn thương trên da khi bị bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành thâm sẹo.
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả tối ưu trong việc cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bé bằng sản phẩm cốm Subạc.
Cốm Subạc chứa các thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,… giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng nhanh chóng.
Cách phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau trong cách chăm sóc trẻ:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, vệ sinh sạch sẽ cho con hàng ngày. Phụ huynh đặc biệt cần rửa tay bằng xà bông trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
– Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.
– Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
– Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
– Sử dụng toilet hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Trên đây là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tay chân miệng ở trẻ trở nặng mà cha mẹ không nên xem thường. Để mau chóng cải thiện bệnh tay chân miệng, bạn đừng quên cho bé kết hợp sử dụng bộ đôi sản phẩm Subạc mỗi ngày!
Anh Thư
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.