Người bệnh tiểu đường ăn mít có được không?
Mít là một loại trái cây giàu vitamin và chất chống oxy hóa nhưng cũng chứa một lượng lớn đường tự nhiên. Mít có nhiều chất xơ, carbs, chất béo, protein, vitamin B6, vitamin C.
Về mặt các chất dinh dưỡng đa lượng, mít bao gồm chủ yếu là carbs. Những carbs này ở dạng đường tự nhiên, có làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, các chất dinh dưỡng và hợp chất khác trong mít có thể ảnh hưởng tích cực đến lượng đường trong máu.
Mít có chỉ số đường huyết trung bình (GI) khoảng 50-60 trên thang điểm 100. GI là một phép đo mức độ của một loại thực phẩm làm cho lượng đường trong máu tăng lên. Glucose – hay đường nguyên chất – có GI là 100 và gây ra sự gia tăng nhanh nhất lượng đường trong máu.
Mít chứa protein và chất xơ, cả hai đều góp phần làm giảm GI của mít, vì chúng giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giữ cho lượng đường trong máu tăng nhanh.
Người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn mít, nhưng cần ăn điều độ: Vì mít ít chất xơ và nhiều carbs sẽ làm tăng lượng đường trong máu, điều quan trọng là chọn số lượng mít và số lần ăn mít trong 1 ngày, 1 tuần.
Người bệnh tiểu đường ăn mít thế nào là phù hợp?
Mít có GI trung bình, có nghĩa là sẽ không nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu, so với thực phẩm GI cao hơn. Mít cũng chứa chất chống oxy hóa có thể giúp bạn quản lý lượng đường trong máu.
Không giống như mít chín, mít xanh rất tốt cho bệnh tiểu đường. Các thử nghiệm lâm sàng được thực hiện tại Dịch vụ nghiên cứu chỉ số Glycemia của Đại học Sydney (SUGiRS) đã phát hiện ra rằng mít xanh có tải lượng đường huyết thấp hơn nhiều so với gạo và lúa mì.
Mít do mức độ axit thấp, là một trong những loại trái cây có thể được tiêu thụ thay thế cho lượng carbohydrate thường xuyên. Vì vậy, nếu thay thế một bát cơm trắng nấu chín bằng mít, hàm lượng chất xơ hòa tan cao sẽ giúp kiểm soát lượng đường hoặc thậm chí giảm nguy cơ phát triển tình trạng bệnh tiểu đường.
Sự hiện diện của đường tự nhiên và chất xơ trong trái cây có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở bệnh nhân tiểu đường hoặc làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy, mít góp phần ngăn ngừa và kiểm soát các triệu chứng tiểu đường bằng cách điều chỉnh sự giải phóng glucose và insulin trong cơ thể và cải thiện độ nhạy insulin.
5 nhóm người cần cảnh giác khi ăn mít
Mít là một loại trái cây giàu dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe nhưng mít không “lành” với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc các bệnh dưới đây.
Người bệnh tiểu đường
Mít có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza, khi ăn vào được cơ thể hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng.
Người bệnh gan nhiễm mỡ
Mít chứa nhiều đường không tốt cho gan và còn dễ gây nóng trong người. Những trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan vừa hoặc nặng, nên cẩn thận khi ăn mít.
Người bệnh suy thận mạn
Mít giàu Kali. Thận suy nên không làm tốt chức năng của mình khiến kali bị ứ đọng lại, dẫn đến tăng kali máu.
Người bị suy nhược, sức khỏe yếu
Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim phải làm việc nhiều có thể dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp.
Người mắc các bệnh mãn tính
Những người có bệnh mãn tính chỉ nên ăn thưởng thức mà thôi, không nên ăn quá nhiều, tối đa chỉ khoảng 3 – 4 múi/ngày.