4 cái giá đắt về sức khỏe bạn phải đánh đổi nếu dùng điện thoại, máy tính khi ăn uống

Ngày nay, các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, máy tính bảng… đã trở thành “vật bất ly thân” với nhiều người, ngay cả khi ăn uống. Cũng không ít người coi việc dùng chúng hoặc xem ti vi, chơi game trong khi ăn uống là một cách giải trí, giảm căng thẳng hoặc giúp ăn ngon miệng hơn. Đương nhiên, cũng có người làm vậy do quá bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian hoặc đơn giản là bớt cảm thấy cô đơn nếu ăn một mình.

Tuy nhiên, dù vì bất cứ lý do gì thì thói quen này cũng không tốt, ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe nếu duy trì lâu dài. Có thể kể đến 4 cái giá sức khỏe phổ biến nhất mà bạn phải trả nếu thường xuyên dùng điện thoại, máy tính… trong khi ăn sau đây:

1. Rối loạn tiêu hóa, hại dạ dày

Khi ăn mà không chú ý vào bữa ăn và bị phân tâm bởi điện thoại hoặc máy tính, chúng ta dễ nuốt thức ăn một cách vội vàng, không nhai kỹ. Điều này làm tăng nguy cơ nghen, nuốt phải dị vật và đặc biệt là rất hại dạ dày.

4 cái giá đắt về sức khỏe bạn phải đánh đổi nếu dùng điện thoại, máy tính khi ăn uống - Ảnh 1.

Dùng điện thoại, máy tính… trong khi ăn uống có thể khiến bạn không nhận ra mình đã ăn nhiều thế nào, cũng rất hại dạ dày (Ảnh minh họa)

Ví dụ như dạ dày sẽ phải sản sinh nhiều axit hơn để phân giải thức ăn, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu và đau dạ dày. Thói quen này có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, trào ngược axit hay thậm chí là viêm dạ dày mãn tính nếu kéo dài.

Hay khi không chú ý vào quá trình ăn uống, não không nhận được tín hiệu để kích thích sự tiết enzyme tiêu hóa đầy đủ. Điều này làm cho cơ thể không chuẩn bị đủ lượng enzyme cần thiết để phân giải thức ăn, khiến quá trình tiêu hóa trở nên kém hiệu quả và dẫn đến các vấn đề về dạ dày.

2. Tăng nguy cơ tăng cân, béo phì

Chưa xét đến việc ăn món gì, chỉ sự thiếu tập trung khi ăn uống cũng có thể khiến bạn tăng cân. Do thói quen này dễ khiến bạn vô thức ăn nhiều hơn. Hoặc do não bộ bị phân tâm, không nhận được tín hiệu rõ ràng về cảm giác no, dẫn đến ăn quá nhiều. Tiếp nhận thông tin gây căng thẳng, kích thích mạnh từ điện thoại, máy tính… khi ăn cũng kích thích thèm ăn, đặc biệt là thực phẩm không lành mạnh, dễ dẫn đến tăng cân.

Ngoài ra, các thử nghiệm lâm sàng cũng cho thấy đa số những người không tập trung khi ăn cũng thường ăn vặt nhiều hơn sau bữa chính. Như vậy không những làm tăng nguy cơ tăng cân, béo phì mà còn hại dạ dày cùng nhiều nguy cơ bệnh tật khác.

3. Không tốt cho xương khớp và mắt

Khi nhìn vào màn hình điện thoại hoặc máy tính trong khi ăn, bạn thường xuyên phải dán mắt vào thiết bị một cách lâu dài, gây ra hiện tượng mỏi mắt, đau đầu và khô mắt. Thói quen này cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về mắt như cận thị, viễn thị. Ngoài ra, ánh sáng xanh từ màn hình còn tác động tiêu cực đến thị lực và gây khó chịu cho mắt.

Tương tự, dùng các thiết bị điện tử trong khi ăn uống cũng có thể dẫn đến tư thế ngồi không đúng, gây căng thẳng lên cột sống và khớp, đặc biệt là vùng cổ và lưng. Thói quen này có thể làm tăng áp lực lên các khớp, gây ra đau nhức và lâu dài có thể dẫn đến các vấn đề xương khớp.

4. Tăng mức độ căng thẳng, dễ “gây nghiện”

Dùng máy tính, điện thoại, ti vi… trong khi ăn uống thoạt nghe có vẻ là phương pháp giải trí, giải tỏa căng thẳng. Nhưng thực tế, tác dụng này chỉ nhất thời và duy trì lâu dài còn phản tác dụng.

4 cái giá đắt về sức khỏe bạn phải đánh đổi nếu dùng điện thoại, máy tính khi ăn uống - Ảnh 2.

Thói quen dùng thiết bị điện tử trong khi ăn có thể “gây nghiện”, rối loạn ăn uống, tăng căng thẳng và hại mắt, xương (Ảnh minh họa)

Việc tiếp nhận thông tin từ điện thoại hoặc máy tính trong khi ăn có thể khiến bạn căng thẳng, lo âu, đặc biệt nếu đang tiếp xúc với các tin tức tiêu cực hoặc công việc. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảm giác thư giãn khi ăn mà còn làm giảm chất lượng bữa ăn. Cảm giác căng thẳng kéo dài có thể làm tăng hormone cortisol trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Ví dụ như rối loạn ăn uống hay suy giảm sức đề kháng, khiến bạn bị phụ thuộc đến mức không có chúng thì không ăn ngon miệng được.

Nguồn và ảnh: Sohu, ETtoday

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *